Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của Người H'Mông
Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của Người H'Mông - So với nhiều dân tộc khác, người H’Mông còn giữ được khá nhiều nét sinh hoạt, phong tục tập quán của ngày tết cổ truyền. Điển hình là ẩm thực ngày tết,đã tạo nên đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống.
Bánh Dày.
Với người Mông, trong mâm cỗ ngày Tết, bánh dày là món rất quan trọng, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu; là biểu tượng cho tình yêu chung thủy của người con trai, con gái Mông. Đặc biệt, nó còn là tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời – nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật muôn loài.
Thường những thanh niên khỏe mạnh mới được lựa chọn để giã bánh, bởi công việc đòi hòi sức khỏe, sự dẻo dai. Khi giã nhuyễn, phụ nữ mới vào cuộc, họ đổ bột bánh ra chiếc mẹt đã tráng lòng trắng trứng gà cho khỏi dính rồi nặn những chiếc bánh trắng muốt. Những chiếc bánh đầu tiên được chuyển cho gia chủ đưa lên bàn thờ cúng tổ tiên, tiếp theo chia cho người già, con trẻ ăn nếm. Cả nhà quây quần bên cối bánh nói cười rôm rả. Mỗi gia đình thường làm từ 50-100 cái để ăn dần, cũng như làm quà tặng những người bạn quý đến chúc tết. Bánh có thể để được lâu ăn dần, khi ăn người ta cắt nhỏ bằng ngón tay rồi rán với mỡ lợn hoặc để lên bếp than hồng. Những miếng bánh cứng bỗng nở tung như hoa, thơm lừng mùi gạo nương, tùy khẩu vị có người ăn cùng thịt lợn, thịt gà, có người lại thích chấm với mật ong rừng.
Thịt lợn
Mâm cỗ tết của người H’Mông từ ngày 1-3 chỉ toàn có thịt, đến sau ngày mùng 3, rau và canh mới xuất hiện trong bữa cơm. Bởi bà con quan niệm, ăn rau trong những ngày ấy thì cả năm sẽ khó làm ăn, trồng cây hay bị mất mùa. Món rau thường xuất hiện trong những ngày sau đó thường là rau cải mèo, loại rau vụ đông thường vãi quanh nhà, tự nảy mầm, tự mọc.
Bên mâm cơm của người H’Mông cũng có thêm chai rượu ngô men lá được nấu từ những hạt ngô trồng trên núi cao. Có điều đôc đáo, là bà con uống rượu rất vui, nhưng không thấy ép người uống bao giờ, chén rượu rót ra, mời nhiệt tình nhưng tùy tửu lượng. Bà con vui và tự nhiên như thế!
Rượu ngô
Một số điều kiêng k trong ngày tết
Nếu có dịp du lịch đến vùng cao và cùng ăn tết với người Mông, bạn lưu ý mấy điều nhỏ trong 3 ngày tết:
- Bà con kiêng cho tiền, nhận tiền.
- Bà con kiêng thổi lửa, kiêng ăn rau, cơm chan
- Phụ nữ kiêng đi cửa chính.
- Từ ngày mùng 3 tết, Các sân vận động của mỗi bản người H'Mong sinh sống thường rất vui và nhộn nhịp với nhiều trò chơi và không khí vui tươi. Khi đến bản, nhờ tìm tới sân vận động để chung vui cùng bà con.
Bánh Dày.
Với người Mông, trong mâm cỗ ngày Tết, bánh dày là món rất quan trọng, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu; là biểu tượng cho tình yêu chung thủy của người con trai, con gái Mông. Đặc biệt, nó còn là tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời – nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật muôn loài.
Thường những thanh niên khỏe mạnh mới được lựa chọn để giã bánh, bởi công việc đòi hòi sức khỏe, sự dẻo dai. Khi giã nhuyễn, phụ nữ mới vào cuộc, họ đổ bột bánh ra chiếc mẹt đã tráng lòng trắng trứng gà cho khỏi dính rồi nặn những chiếc bánh trắng muốt. Những chiếc bánh đầu tiên được chuyển cho gia chủ đưa lên bàn thờ cúng tổ tiên, tiếp theo chia cho người già, con trẻ ăn nếm. Cả nhà quây quần bên cối bánh nói cười rôm rả. Mỗi gia đình thường làm từ 50-100 cái để ăn dần, cũng như làm quà tặng những người bạn quý đến chúc tết. Bánh có thể để được lâu ăn dần, khi ăn người ta cắt nhỏ bằng ngón tay rồi rán với mỡ lợn hoặc để lên bếp than hồng. Những miếng bánh cứng bỗng nở tung như hoa, thơm lừng mùi gạo nương, tùy khẩu vị có người ăn cùng thịt lợn, thịt gà, có người lại thích chấm với mật ong rừng.
Thịt lợn
Mâm cỗ tết của người H’Mông từ ngày 1-3 chỉ toàn có thịt, đến sau ngày mùng 3, rau và canh mới xuất hiện trong bữa cơm. Bởi bà con quan niệm, ăn rau trong những ngày ấy thì cả năm sẽ khó làm ăn, trồng cây hay bị mất mùa. Món rau thường xuất hiện trong những ngày sau đó thường là rau cải mèo, loại rau vụ đông thường vãi quanh nhà, tự nảy mầm, tự mọc.
Bên mâm cơm của người H’Mông cũng có thêm chai rượu ngô men lá được nấu từ những hạt ngô trồng trên núi cao. Có điều đôc đáo, là bà con uống rượu rất vui, nhưng không thấy ép người uống bao giờ, chén rượu rót ra, mời nhiệt tình nhưng tùy tửu lượng. Bà con vui và tự nhiên như thế!
Rượu ngô
Một số điều kiêng k trong ngày tết
Nếu có dịp du lịch đến vùng cao và cùng ăn tết với người Mông, bạn lưu ý mấy điều nhỏ trong 3 ngày tết:
- Bà con kiêng cho tiền, nhận tiền.
- Bà con kiêng thổi lửa, kiêng ăn rau, cơm chan
- Phụ nữ kiêng đi cửa chính.
- Từ ngày mùng 3 tết, Các sân vận động của mỗi bản người H'Mong sinh sống thường rất vui và nhộn nhịp với nhiều trò chơi và không khí vui tươi. Khi đến bản, nhờ tìm tới sân vận động để chung vui cùng bà con.
nguồn: mocchautourism.com
Leave a Comment