Tết Quê Xưa

Tết Quê xưa - Bây giờ ở miền tây quê mình, dù nơi ấy là vùng sâu vùng xa cũng có cái chợ để bà con mua sắm đồ tết, chứ hồi mới giải phóng tính trung bình 30km mới có một cái chợ thị trấn và 60km mới có một cái chợ thị xã tỉnh lỵ, cứ hình dung như thế để hiểu rằng việc mua sắm tết hồi đó rất khó khăn đối với nhiều vùng nông thôn nơi miền sông nước Cửu Long.


Với những ai đã từng đi qua thời bao cấp sẽ còn nhớ rất nhiều chuyện vui buồn ngày ấy, chẳng hạn mấy đứa trẻ con khi may được bộ quần áo mới thường thì cất vào tủ rất kỹ để giành tết mặc. Đến bây giờ ở quê, khi thấy ai mặc áo mới lúc ngày thường thì đều bị trêu chọc”sao không để tết hẳng mặc” là vậy.
Ở cái thời tự cung tự cấp như vậy, nên người dân quê thiếu thốn trăm bề. Thiếu ở đây là vật chất chứ tình nghĩa xóm giềng sẽ chia thì có thừa, từ các nhà đám, cưới đám giổ đến tết nhất đều chung tay góp sức với nhau. Tết đến, nhà chị kế bên có nuôi vịt thì lựa vài chục trứng tươi gữi cho nhà hàng xóm để kho nồi thịt. Rồi cộng cải, lá rau, tét hành, trái bí, trái bí cũng sẽ chia cho nhau để cái tết nhà ai cũng tạp đủ trong hoàn cảnh khó khăn chung. Nghe như cây mai trước nhà trổ nụ nhà kế bên qua xin để trưng tết thì chủ nhà cũng không ngần ngài cắt cho vài cành để mùa xuân đến với mọi nẻo đường quê hương làng xóm của mình.

Hồi cái thời bao câp, thịt heo là mặt hàng được nhà nước quản lý nên muốn có miếng thịt để ăn tết không phải dễ tìm, muốn làm heo ăn tết phải xin phép, phải báo cho chính quyền địa phương. Có lẽ vì vậy mà hình thức làm heo chia thịt trong dịp tết xuất hiện ở nhiều vùng quê thời ấy. Chia ở đây không phải là tặng không, nhưng cũng khác với bán, nếu bán là trao hàng lấy tiền ngay thì kiểu chia thịt lại mang tính đổi trác hàng hóa hoặc công lao động. Nếu ai có tiền thì trả trước cũng được nhưng nếu chưa có tiền mặt thì ghi vào sổ và tính bằng lúa hoặc công gặt công cấy đến mùa vụ kế tiếp. Phần đông bà con cùng nghèo như nhau nên ít ai có tiền mặt mà phần lớn chuyển sang trả bằng lúa hột của mùa thu hoặc vào độ ra giêng hoặc đổi bằng công lao động.

Lúc ấy cứ một kg thịt được tính bằng gặt một công lúa tương đương giá trị thịt và thuê công lao động lúc ấy. Lạ nhất là giá trị các loại thịt hồi đó khác hẳn, nói cách khác là trái ngược so với các hàng thịt ở chợ bây giờ. Mắc nhất là mỡ kế đến là thịt nac rồi lòng, đầu, chân, giò cuối cùng là xương kể là sườn. Cái thời bao cấp người dân thiếu nhất hai chất là béo và ngọt nên mỡ heo được chuộng là vậy. Đặc làm heo xong gia chủ dành nguyên bộ đồ long nấu nguyền nồi cháo để mời bà còn chòm xóm. Tình làng nghĩa xóm thật đậm đà thân thiết mộc mạc hơn bao giờ hết.

Chia thịt xong các bà các chị lại ý ới gọi nhau về chế biến bếp quê của mọi nhà lại đỏ lửa, không khí tết rộn rả đầm ấm hơn trong bửa cơm ngày chia thịt . Bên hiên nhà các loại mức dừa mứt gừng,… cũng được các chị khéo léo trổ tài. Thực ra tết đã rục rịch đến từ khi đưa ông táo về trời và kéo dài cho đến giao thừa.

Hồi ấy tiếng nổi cốm xen lẫn tiếng pháo nổ cứ râm rang báo hiệu xuân đến rất gần,ngày ấy bánh tét là bánh dân tộc không thể thiếu trong những ngày tết, đòn bánh tét là lễ với tổ tiên, là chữ hiếu với cha mẹ, là món điểm tâm sang mùng một, là món quà quê cho con cháu ở xa và hơn hết nồi bánh tét là nơi ấm áp nhất của mỗi nhà quê trong thời khắc đến giao thừa.

Đến ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tết trẻ con xúm xính trong bộ quần áo mới để giành còn người lớn cũng tươm tất hơn để đi chơi tết. Thực ra mọi người cứ kéo nhau từ nhà này sang nhà khác hết xóm này sang xóm khác.Vui nhất của tụi nhỏ là được quây quần bên bà, bên mẹ, thưởng thức đủ loại bánh mứt và được lỳ xì,…

Vậy là 3 ngày tết đã qua, nó đi qua thật bình yên và ngọt ngào, ngọt ngào trong cái tình làng nghĩ xóm, trong cái thuở chưa có chuyện giàu nghèo. Nhắc lại tết quê của một thời chưa xa lắm nhưng chắc chắn nhiều người vẫn còn nhớ lắm, đó là những ký ức không thể phai mờ đối với những người lớn tuổi, còn đôi với những thế hệ sống trong thời kỳ đổi mới cũng ít nhiều hình dung được ở miền tây mình từ có những cái tết quê như thế.


* Thông tin chi tiết tour du lịch Tết cùng Du Lich Việt . Liên hệ 08 730 56789

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.