Tìm hiểu nghề nấu bánh trưng dịp tết của người dân Sài Gòn

Với người Sài Gòn hôm nay, giữa đô thị đất chật người đông thì hình ảnh chuẩn bị chờ đón đêm giao thừa, cả nhà cùng ngồi quây quần canh lửa bên nồi bánh chưng xanh, chỉ còn trong chuyện kể về một ngày tháng cũ của Sài Gòn. Nay thì phần lớn người ta mua bánh chưng về để cúng kiếng bàn thờ ông bà, để làm quà biếu tết cho bè bạn, người thân. Và cho dù thế hệ trẻ hôm nay không còn cái thú chờ đợi được ăn bánh chưng ngày tết như xưa, nhưng nhìn cảnh chuẩn bị nguyên liệu cho việc gói bánh chưng, người ta chợt thấy lòng rộn lên chút gì còn lại sau bao đổi thay của cuộc sống này.
  nghe-lam-banh-trung-o-saigon_du-lich-tet

Người Sài Gòn gói, nấu bánh trưng để bán tết giống như một nghề kiếm thêm nhân dịp năm hết xuân về. Gói bánh trưng là công việc thủ công và đòi hỏi có những bí quyết riêng , cách chọn thịt, nếp, đậu xanh thì người ta dễ dàng tìm thấy hướng dẫn trên các trang mạng nhưng không có ai chỉ tỷ mỉ cách pha nhân bánh với lượng thịt mỡ với liều lương gia vị ra sao để có chiếc bánh trưng ăn hoài mà không thấy ngán, đã vậy để gói chiếc bánh chặt tay giúp nấu chín đều không bị sượng nếp, không bị ẩm nước làm mất hương vị trong nhân bánh thì quả tình là điều mà dân tay ngang khó có thể làm được.
   nghe-nau-banh-trung-o-saigon2_du-lich-tet

Kinh nghiệm của nhiều thợ nấu bánh trưng tại Sài Gòn cho biết, dùng nồi làm bằng tôn để nấu bánh sẽ giúp nếp trong bánh có màu xanh rất đẹp. Một bí quyết khác là ở đáy nồi người ta sắp lá dong để vừa tránh chuyện bánh bị cháy mà còn làm nước nấu bánh xanh hơn. Ngày nay công việc bận bịu, cuộc sống chốn phố thị cứ cuốn con người ta vào vòng xoáy danh lợi nên có lẽ những bí quyết gói bánh trưng chẳng ai lưu tâm để ý. Giờ đây người ta chỉ đơn giản móc hầu bao ra chợ mua giăm bảy chiếc bánh trưng vậy là xong cái tết.

Nguồn: https://dulichtet.net/

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.